Gần 90% đội MBH không đúng
Trước đây, những người đội MBH khi tham gia giao thông thường là những người từ các tỉnh vào thành phố, hoặc là người làm cho văn phòng công ty nước ngoài. Một cuộc phỏng vấn của tiến sĩ Đồng Văn Huệ, khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội với 200 người không đội MBH trước đây đã nhận được những câu trả lời về lý do không đội MBH lúc đó là: "Đội MBH người ta biết ngay mình là người ngoại tỉnh, dễ bị xét hỏi giấy tờ xe...". Còn như chị Minh Thu, từng 10 năm làm cho văn phòng nước ngoài, có thâm niên gần 10 năm đội MBH cho biết: "Thời điểm đó, trên đường mình đi làm từ đường Trương Định đến đường Trường Chinh (Hà Nội) thì hầu như chỉ có mình sử dụng MBH, thậm chí bạn bè thường nói vui: nhìn thấy "nồi cơm điện" từ xa là nhận ra ngay!”.
Đến thời điểm hiện tại, theo Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), số ca chấn thương sọ não có xu hướng giảm hơn so với trước. Trước đây, bệnh viện tiếp nhận khoảng 40-45 ca chấn thương sọ não/ngày, nhưng trong những tuần gần đây, giảm còn 30 ca/ngày. Điều đó cho thấy, việc đội MBH bảo vệ đầu sẽ được tốt hơn.
Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây nhất - hồi tháng 12 vừa qua do tiến sĩ Đồng Văn Huệ cùng các cộng sự thực hiện tại 5 trục giao thông lớn ở Hà Nội cho biết: trong số hơn 11 ngàn người được khảo sát, có đến 88,6% người đội MBH không đúng cách như đội mà không cài dây mũ, dây mũ để không đúng vị trí, thậm chí khá nhiều người đội mũ vải, lưỡi trai bên trong MBH...
Nguy hiểm nếu đội sai
Cũng theo tiến sĩ Đồng Văn Huệ, các nghiên cứu của nước ngoài cho biết: nếu đội MBH không đúng cách, khả năng MBH bảo vệ người đội chỉ đạt 30%. Tại khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, số người bị chấn thương sọ não vào viện phần lớn là không có MBH hay đội MBH không đúng cách. Có ngày trong 5 ca chấn thương sọ não thì có 3 ca chấn thương nặng do rơi MBH khi ngã. Như vậy, việc độåi MBH đúng cách rất cần được lưu tâm. Tiến sĩ Huệ phân tích thêm: nếu đội MBH không đúng cách, khi đi xe, mũ có thể bay ra ngoài hoặc mũ sẽ văng xa khi ngã. Vì vậy, người điều khiển xe máy khi bị ngã, bị tai nạn có thể bị chấn thương vùng thái dương, trán giữa rất nguy hiểm.
Để đội MBH đúng cách, vị trí đặt quai mũ cũng rất quan trọng. Quai mũ cần có đai nhựa để ôm lấy phần cằm khi gài dây mũ; dây mũ cần ôm vừa, không để lỏng lẻo. Nếu dây đặt phía sau cằm, về phía cổ, khi ngã có thể gây nguy hiểm: tổn thương động mạch cảnh - đây là động mạch nằm ở hai bên cổ, đưa máu lên nuôi não, nếu bị tổn thương, có thể gây liệt. Tại khoa Phẫu thuật thần kinh, tỷ lệ này chiếm khoảng vài phần trăm trong số những ca bị chấn thương sọ não. Đặc biệt, dây mũ đặt vào vị trí cổ, khi bị tai nạn, dây có thể làm tổn thương khí quản, thực quản, cột sống cổ...
Với trẻ em, không có nước nào quy định trẻ em không nên đội MBH, thậm chí, trẻ đi xe đạp cũng cần đội. Tuy nhiên, cần đội MBH phù hợp lứa tuổi về trọng lượng, kích thước. Nên nhớ, đội MBH đúng chất lượng và đúng cách chắc chắn tốt hơn không đội. Đáng lưu ý, có người còn tháo lớp xốp ở MBH để đội cho nhẹ, điều này làm giảm khả năng bảo vệ của MBH.
(Theo Vndoc.com - Thanh niên)
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của Web VNDOC.COM:
http://feeds.feedburner.com/songkhoe
Mã RSS chèn vào Feed để auto up blast hoặc theo dõi entry của VNDOC Yahoo Blog:
http://blog.360.yahoo.com/rss-OPIX.3Mlaac0lrS3pETFWLnL
Cách làm: Đăng nhập Yahoo! 360 blog -> My Page -> Edit Feeds -> Chèn link trên
VNDOC.COM - Mỗi ngày đều có bài viết sức khỏe hay bổ ích, click vào bạn nhé. Chú ý vào trang web bằng trình duyệt Opera nhanh hơn IE nhiều !!!


No comments:
Post a Comment