Thursday, December 9, 2010

Làm gì để bảo tồn những bài thuốc cổ truyền?


(Dân trí) - Đồng bào các dân tộc miền núi có nhiều bài thuốc cổ truyền rất quý, có giá trị về nhiều mặt như: Thuốc uống không để lại phản ứng phụ, giá cả lại quá rẻ, dễ nấu dễ uống, có nhiều ở khắp nơi trong rừng...

Riêng tại huyện Con Cuông có những bài thuốc hay, đang được nhiều người biết và chữa bệnh có hiệu quả: Như thuốc bó gãy xương; Thuốc làm tan sỏi thận, sỏi bàng quang; Thuốc giúp chị em phụ nữ sau khi sinh chỉ cần 3 nồi vừa uống, sau 3 ngày hoàn toàn sạch sẽ, lại có thêm nhiều sữa cho con bú; Thuốc chữa bệnh vô sinh.

Tất cả các loại thuốc trên toàn bằng cây rừng, do các thầy Lang lấy trong rừng, đem về đắp bó vào cơ thể hoặc sắc uống. Nếu bị gãy xương tùy theo mức độ nặng nhẹ, nếu gãy nhẹ chỉ cần vài lần bó thuốc sẽ khỏi, nếu nặng cần bó nhiều ngày hơn. Nếu bị sỏi thận hay sỏi bàng quang lấy thuốc về sắc uống, thuốc có tác dụng làm tan sỏi và đẩy nó ra ngoài cơ thể.

Có thể kể tên một số thầy lang hiện nay như: Thuốc chữa gãy xương của ông Thời (Bình Chuẩn); Thuốc chữa sỏi của Thầy Xuân (Chi Khê); Thuốc giúp chị em phụ nữ, chữa vô sinh của ông Cường Việt (khối 1 thị trấn)... Gần đây ông Phan Trọng Tính dược sỹ cao cấp của bệnh viện Con Cuông, qua tìm hiểu, nghiên cứu các bài thuốc dân tộc cổ truyền, đã chế ra loại thuốc chữa đau bụng tiêu chảy, tẩy giun móc, Sán dây bằng cây rừng rất hiệu nghiệm.

Tuy vậy hiện nay điều đáng lo ngại là các thầy Lang đều là những ông bà già tuổi xưa nay hiếm. Cũng có người đã truyền lại cho con cháu, nhưng xem ra lớp trẻ không mặn mà lắm! Trước đây gần như thôn bản nào cũng có các thầy lang chữa bệnh cổ truyền, nhưng nay thấy thưa dần. Cũng có thể do sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật tây y, thuốc tân dược nhiều, nhanh và tiện lợi hơn nhiều, nên làm cho những bài thuốc cổ truyền ngày một mai một dần, thậm chí mất hẳn.

Để bảo tồn những bài thuốc quý cổ truyền của dân tộc, ngoài việc tuyên truyền vận động, các thầy thuốc cần động viên, truyền nghề cho con cháu. Và không thể thiếu sự đầu tư của nhà nước như cấp kinh phí nuôi thầy, trả công cho các thầy viết lại sách các cây thuốc quý và cách pha chế, đầu tư mở lớp học truyền nghề cho lớp trẻ, để họ tiếp thu, học hỏi bảo tồn nghề thuốc cha ông để lại.

Đất nước ta có rừng vàng, trong rừng có ngàn loại cây thuốc quý chữa bệnh, rất mong ngành y tế tham mưu cho Đảng và Nhà nước sớm có kế hoạch phát huy và bảo tồn nghề thuốc cổ truyền của đồng bào các dân tộc miền núi, mở ra một hướng mới trong việc chữa bệnh cho nhân dân bằng cây thuốc quý của chúng ta.

Phùng Văn Mùi


Dùng thuốc có độc tính lâu dài dễ gây suy thận


(ANTĐ) - Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị Điều trị suy thận mãn do Hội Thận học Hà Nội vừa tổ chức, cả nước hiện có khoảng gần 6 triệu người bị suy thận mạn tính. Trong đó chỉ có 10% bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối được lọc máu, 90% còn lại tử vong.

Các chuyên gia cho biết, đa phần bệnh nhân suy thận được phát hiện muộn do triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: người sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần. Những bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim… có nguy cơ bị suy thận cao hơn người bình thường. Đặc biệt, những người có tiền sử dùng thuốc lâu dài, gây độc tính cao với thận cũng dẫn đến suy thận.


Uống nước chanh ngừa sỏi thận


(TNO) Roger L. Sur - Giám đốc Trung tâm sỏi thận thuộc Đại học California, San Diego (Mỹ) - cho biết uống nước chanh có thể giúp ngừa sỏi thận.

Nguyên do là nước chanh có hàm lượng citrate - một chất có tác dụng cản trở sỏi thận hình thành - cao hơn bất cứ loại nước có vị chua khác.

Trong cuộc nghiên cứu của mình, chuyên gia Sur nhận thấy liệu pháp uống nước chanh đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ hình thành sỏi thận ở bệnh nhân.

Các tình nguyện viên đã được khuyên uống khoảng 120ml nước chanh và 2 lít nước mỗi ngày.

Theo chuyên gia Sur, uống nhiều nước có thể giúp giảm việc hấp thụ nhiều muối từ chế độ ăn uống hằng ngày, vì muối là một trong những tác nhân góp phần dẫn đến việc hình thành sỏi thận.

Huỳnh Thiềm

(Theo báo The Times of India)


Đình chỉ việc trị bệnh bằng giẫm, đạp


Ông Trần Quý Tường - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) hôm qua cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo Sở Y tế Thái Nguyên xem xét đình chỉ hành nghề chữa bệnh đối với "thần y phố Cò" là bà Phạm Thị Phú (P.Thắng Lợi, thị xã Sông Công, Thái Nguyên).

Từ năm 2006 bà Phú đã tiến hành chữa bệnh bằng cách giẫm, đạp lên người bệnh hoặc thổi hơi, bắt tay người bệnh để truyền năng lượng khi điều trị các bệnh đau xương khớp, tai biến mạch máu não; ung thư, hiếm muộn, viêm loét dạ dày, sỏi thận... Trước khi hành nghề chữa bệnh, bà Phú làm nghề bán cá, từng phải điều trị bệnh tâm thần, không có bằng cấp, chứng chỉ về y khoa, không có bài thuốc gia truyền.

Nam Sơn


Kim tiền thảo trị sỏi thận


- Kim tiền thảo còn gọi là mắt trâu, mắt rồng, vẩy rồng, có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb) thuộc họ cánh bướm.

[links()]

Kim tiền thảo là cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông. Hoa tự hình chùm, tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14 - 16mm, chứa 4 - 5 hạt. Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.

Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm; Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ. Chủ trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độ; Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, tiểu buốt, hoàng đản.

- Liều dùng: 20 - 40g mỗi ngày, có thể uống liên tục, không có độc hại.

- Chú ý: Người tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng.

Nghiên cứu tác dụng dược lý của kim tiền thảo cho thấy: Nước sắc kim tiền thảo có tác dụng làm tăng tuần hoàn mạch vành, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của thận và não cũng tăng, cơ tim co lại. Do đó, có thể nghĩ đến việc kim tiền thảo có tác dụng chữa được cao huyết áp. Tuy nhiên, trong thực tế người ta không dùng kim tiền thảo để chữa bệnh cao huyết áp, mà sử dụng kim tiền thảo như một vị thuốc đặc hiệu để điều trị sỏi tiết niệu, sỏi mật và sỏi gan.

Để điều trị cao huyết áp có thể dùng các vị thuốc đặc hiệu như hòe hoa, ba gạc, bạch đồng nữ, câu đằng, cúc hoa...

Lương y Vũ Quốc Trung


Ăn đào giúp đẹp da


Báo The Times of India dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ cho biết quả đào có nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Cụ thể:

- Có thể giúp cải thiện nước da.

- Giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu và ngừa bệnh tim.

- Giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

- Do là nguồn phong phú chất xơ, quả đào còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm sạch ruột và chống ung thư.

- Chủ yếu chứa nhiều nước nên quả đào

được xem là món ăn vặt lý tưởng vì có hàm lượng calo thấp.

- Là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai mắc bệnh thiếu máu vì rất giàu chất sắt.

- Nước ép từ quả đào được xem như là loại thuốc nhuận tràng và giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nó cũng giúp ngừa việc hình thành sỏi thận.

H.Y


Trung Quốc lại phát hiện sữa có melamine


TP - Cơ quan an toàn thực phẩm Trung Quốc vừa bắt giữ 64 tấn nguyên liệu sữa nhiễm hóa chất độc hại melamine, tại một nhà máy ở tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.

Kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ melamine có trong bột sữa cao gấp 500 lần mức cho phép, theo cơ quan kiểm nghiệm của tỉnh Cam Túc, nơi phát hiện sữa bột nhiễm chất độc.

Sau đó, cảnh sát phát hiện số sữa bẩn này bắt nguồn từ xí nghiệp sữa Đông Viên ở tỉnh Thanh Hải lân cận. 12 tấn sữa thành phẩm bị nhiễm melamine, cũng bị thu giữ.

Khoảng 38 tấn nguyên liệu sữa đã được mua từ tỉnh Hà Bắc, nơi xảy ra vụ sữa bẩn khiến nhà máy sữa Minh Hòa phải đóng cửa hồi năm 2008, cảnh sát cho hay. Phó giám đốc cơ quan kiểm nghiệm của tỉnh Cam Túc Vương Trung Tập nói, rất có thể người ta đã mua sữa bẩn, lẽ ra phải được tiêu hủy sau vụ việc năm 2008, về chế biến và định tung ra thị trường. Melamine được sử dụng để sản xuất nhựa, phân bón và bê tông.

Chất này khi được cho vào thực phẩm có thể làm tăng hàm lượng protein (giả tạo) nhưng có thể gây sỏi thận và suy thận. Hồi năm 2008, chất melamine bị phát hiện trong sản phẩm của 22 nhà máy sữa ở Trung Quốc, nghĩa là cứ năm nhà cung cấp sữa ở nước này có một hãng có sản phẩm chứa melamine.

Vụ việc khiến người tiêu dùng rất tức giận và nhiều nơi trên thế giới lên tiếng chỉ trích về chất lượng hàng thực phẩm Trung Quốc. Hơn 20 người bị kết án và hai người phải lĩnh án tử hình. Dù vậy, sau đó thỉnh thoảng người ta vẫn phát hiện sữa bẩn được bày bán.


Popular Posts