Liên tục thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc do ăn so đã xảy ra tại các vùng ven biển miền Trung và Nam nước ta. Nhằm cảnh báo người dân về nguy cơ ngộ độc tử vong từ loài sinh vật này, đã có khá nhiều bài viết được đăng tải trên các báo. Thanh Niên ngày 27.6.2008 cũng có đăng bài Chớ nhầm lẫn giữa con so với con sam. Để tránh gây nhầm lẫn khi phân biệt giữa sam (không độc) và so (độc), trên cơ sở những nghiên cứu khoa học của Viện Hải dương học về sinh vật độc hại biển Việt Nam, xin trao đổi thêm như sau:
Sam và so đều có thể đeo dính theo cặp!
Trên thế giới họ sam (Xiphosuridae) có 4 loài, trong đó có 1 loài (Limulus polyphemus) phân bố ở khu vực Bắc Mỹ, 3 loài còn lại bao gồm Tachypleus tridentatus, T.gigas và Carcinoscopius rotundicauda có phân bố tại châu Á. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chỉ tìm thấy 2 loài T.tridentatus (tên tiếng Việt thường gọi: sam), và C.rotundicauda (tên tiếng Việt thường gọi: so). Ở Việt Nam cũng như trên thế giới từ trước đến nay, chưa có trường hợp nào ngộ độc chết người do ăn sam. Nhưng ngược lại, nhiều trường hợp ngộ độc chết người do ăn so đã được ghi nhận ở các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Malaysia... Dân địa phương tại một số tỉnh phía Nam nước ta còn gọi so (C.Rotundicauda) là sam nhỏ hoặc sam lông để phân biệt với sam lớn (T.tridentatus). Theo thông tin từ các cuộc phỏng vấn từ dân địa phương, hầu hết họ đều biết rằng con so độc, không ăn được, nhưng trong các vụ ngộ độc, có lẽ nạn nhân đã nhầm so là sam? Con so có chiều dài thân thường không quá 20-25 cm (không kể đuôi), toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. So thường có kích thước nhỏ hơn sam, do vậy rất hiếm bắt gặp so có trọng lượng trên 1 kg. Nhưng không đủ độ tin cậy nếu chúng ta chỉ phân biệt sam và so qua kích thước, vì để phát triển trở thành cá thể có kích thước trưởng thành, chúng cần thời gian khoảng 10 năm, do đó rất có thể so sẽ bị nhầm với những con sam còn non. Đặc điểm phân biệt dễ nhất là người ta thường quan sát hình dạng đuôi: tiết diện cắt ngang của đuôi sam có hình tam giác, dọc chiều dài đuôi của sam thường có các gai đuôi. Còn tiết diện cắt ngang của đuôi so có dạng hình trứng hay tròn, trên đuôi thường không có gai đuôi.
Mặt khác, 4 loài thuộc họ sam (tên tiếng Anh: Horseshoe crab; tiếng Việt tạm dịch: cua đế ngựa) có tập tính sinh học khá giống nhau. Vào mùa sinh sản, chúng thường hay bắt cặp để giao phối, con đực có kích thước nhỏ hơn con cái thường bám trên lưng con cái bằng 2 mấu gai đặc biệt trên giáp vỏ của chúng. Như vậy, điều đáng lưu ý là không phải chỉ con sam mới đi theo cặp, mà so cũng rất có thể được bắt gặp đi cặp với nhau.
Không nên ăn bất kỳ sam hay so!
Không riêng gì nước ta, tại nhiều nước châu Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan..., trứng của các loài sam được coi là một món ăn giàu dinh dưỡng. Ở một số nước, con sam được bày bán công khai tại các chợ địa phương. Mặt khác, nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trong máu của các loài sam chứa những hoạt chất sinh học Limulus Amoebocyte Lysate, Lectin, Tachyplesin I... có tính ứng dụng cao trong y dược học. Do đó, hiện nay, các loài sam này đang trong tình trạng tuyệt chủng, do bị khai thác quá mức cho mục đích thương mại. Trong khu vực châu Á, so có phân bố ở miền nam Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và vịnh Bengal. Ở nước ta, so thường sống ở vùng sình lầy ven bờ vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Đây cũng là những địa điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do ăn so. Bản chất độc tố của so được biết đến chủ yếu là tetrodotoxin (giống như độc tố của cá nóc, mực tuộc, cá bống vân mây...). Đây là loại độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây tử vong cao ở người với liều độc thấp. Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc tetrodotoxin, các biện pháp chữa trị chủ yếu là hỗ trợ sức đề kháng của nạn nhân, nếu có biểu hiện ngừng thở do tê liệt cơ hô hấp thì cần được cung cấp thiết bị máy thở...
Xét về mặt khảo cổ học, sam là loài sinh vật cổ đại duy nhất từ 400 triệu năm trước còn tồn tại đến ngày nay, do đó chúng được xem là các hóa thạch sống, có giá trị trong nghiên cứu chứng minh sự tồn tại và quá trình phát triển, tiến hóa của sự sống trên trái đất. Do đó, cần thiết có những khuyến cáo người dân không nên ăn bất kỳ sam hay so, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và cũng là để bảo vệ loài sinh vật quý hiếm này.
(Theo Vndoc.com - Thanh niên - Thạc sĩ Đào Việt Hà)
MẸO VẶT CHỮA BỆNH. Mẹo hay bảo vệ sức khỏe. Mẹo chữa bệnh đơn giản từ tự nhiên. Meo vat chua benh hay.
Saturday, July 5, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
* Mục tiêu chính của điều trị nội khoa : - Giảm đau nhanh chóng - Liền sẹo ổ loét - Phòng ngừa biến chứng - Chống tái loé...
-
Chào mừng các bạn đến thăm Vndoc.com , một website c huyên cung cấp cho các bạn đọc việt nam trong nước cũng như ngoài nước những bài viết...
-
Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, sau 3 ngày tổ chức tiêm miễn phí vaccine phòng viêm não Nhật Bản đợt 1 cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội,...
-
Một điều chắc chắn rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đồng thời, những nghiên cứu mới đây cho biết những virus thông thường ...
-
Tiêu chảy cấp nặng do rotavirus là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ (6 tháng đến 5 tuổi), chỉ đứng hàng thứ hai sau bệnh lý về hô hấp. Tháng c...
-
Cung cấp cho cơ thể đều đặn 2 hộp sữa chua mỗi ngày có thể giúp mang đến cho bạn một vóc dáng gọn gàng, khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật, tăng ...
-
Dâu tây, xuất xứ từ Nam Mỹ, hiện ở nước ta có trồng tại một số địa phương. Dâu tươi mới hái hàm lượng vitamin C và đường fructose đều rất ca...
-
Cách đây ba ngày, cụ Nguyễn Thị Dung, 72 tuổi, nhà ở đường Trần Phú, TP Huế, được người nhà đưa vào bệnh viện vì đau rát ở cổ mỗi khi nói và...
-
Nếu như trước đây, việc siêu âm có thể bỏ sót nhiều thai nhi bị dị tật ở hệ thần kinh, thì phương pháp chụp cộng hưởng từ mới (MRI) với từ l...
-
Ngày 22-4, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an tòan thực phẩm Trung ương do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An tòan vệ sinh thực phẩm...
No comments:
Post a Comment