Một vài năm gần đây, nhóm các bệnh dị tật bẩm sinh, liên quan đến thời kỳ chu sinh tăng mạnh, một phần do trước đây người dân nghĩ đó là bệnh không chữa được và không đưa trẻ đi bệnh viện, nay thông tin đầy đủ hơn nên số trẻ đến bệnh viện tăng lên. Theo ông Hợp, các bệnh liên quan đến gen và ung thư ở trẻ em cũng đang tăng rất nhanh, dù trước đây người ta nghĩ trẻ em không hoặc rất ít bị ung thư.
Ông Hợp nói mô hình bệnh tật ở trẻ em sắp tới sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, sẽ nổi lên các bệnh có căn nguyên do virus như cúm gia cầm, tiêu chảy do virus, sốt xuất huyết, viêm não... và có xu hướng thay thế dần nhiều loại bệnh do vi khuẩn. Lý do, ông Hợp nói khống chế vi khuẩn dễ hơn khống chế virus, mà bệnh do virus lại chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thể điều trị triệu chứng. Một số bệnh trước đây người dân thường nghĩ trẻ em không mắc, nhưng nay lại thấy xuất hiện chứng loét dạ dày mà căn nguyên, theo một số bác sĩ, là do áp lực học hành, thi cử, áp lực mong muốn con thành đạt từ cha mẹ hay áp lực muốn bằng bạn bằng bè trong giải quyết các nhu cầu mới của trẻ...
Mới khởi đầu
Ông Lý Ngọc Kính đánh giá các bệnh liên quan đến nếp sống, chế độ ăn uống, làm việc như tim mạch, ung thư, tâm thần, huyết áp... sẽ ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, tỉ lệ người già ngày càng tăng, tình trạng lạm dụng chất kích thích, stress do sức ép công việc, học hành... đang dần trở thành vấn đề sức khỏe của từng cá nhân và cả xã hội.
Từ năm 2002, Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm, trong đó thông báo tỉ lệ người VN có vấn đề về tâm thần có thể chiếm 5% dân số. Mỗi năm có 150.000 người mới mắc ung thư. Tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cũng đang gia tăng. Nhưng việc triển khai các biện pháp phòng chống bệnh không lây nhiễm đang diễn ra chậm chạp, có ý kiến nói mọi việc mới đang ở giai đoạn... khởi đầu dù chiến lược đã ban hành được nửa thập kỷ!
Đại diện Bộ Y tế cho biết đã có tám điểm giám sát ung thư được xây dựng tại tám tỉnh thành. Hai chương trình phòng chống ung thư và các bệnh tâm thần đã được đưa vào danh mục chương trình mục tiêu quốc gia. Sẽ có thêm hai chương trình nữa, trong đó phòng chống tăng huyết áp, cũng được đầu tư ở mức độ tương tự.
Sống năng động
Nhiều năm theo dõi mô hình bệnh tật của trẻ em, ông Vũ Quý Hợp cho rằng tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Những năm gần đây, các bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng như bại liệt, ho gà, uốn ván, sởi... đã giảm rõ rệt. VN đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận thanh toán bệnh bại liệt và sắp tới là bệnh sởi. Hiện tại, các bệnh tiêu chảy do virus, viêm não Nhật Bản... đều đã có văcxin phòng bệnh.
Với các bệnh chưa có văcxin, ông Hợp nói phòng bệnh hiệu quả nhất là vệ sinh thân thể, môi trường và ăn uống cho trẻ. Đây là biện pháp rất hiệu quả để phòng bệnh tiêu chảy do virus, bệnh tay chân miệng... Các vùng có tỉ lệ mắc sốt xuất huyết, sốt rét cao nhớ ngủ màn, khơi thông cống rãnh và diệt muỗi bằng các phương tiện sẵn có trên thị trường.
Để phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, một lối sống năng động gồm chế độ ăn giàu rau xanh, quả chín, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian cho thể dục thể thao, thậm chí chỉ là nửa giờ đi bộ mỗi ngày. Tránh vướng vào các áp lực, ví dụ như những trận tranh cãi vô bổ hoặc tranh luận quá đà giữa vợ chồng, bạn bè. Tránh tự đặt quá nhiều kế hoạch khiến bạn bị công việc cuốn trôi đi, hết thời gian "làm mới" bản thân. Điều đó cũng là tránh các stress đang ảnh hưởng ngày càng nhiều đến cuộc sống của bạn.
(Theo Vndoc.com -TT)
VNDOC.COM - có bài mới: 1. Tình dục có tỉ lệ thuận với tuổi tác không ? 2. Tư vấn cách làm ốm hiệu quả 3. Đẻ con trên taxi 4. Siêu âm thai rất có lợi. !!!

No comments:
Post a Comment