"Đó là thực trạng không thể né tránh được. Đó là tội ác. Đó là sự thật đang tồn tại...", Thứ trưởng Bộ Y tế, TS Cao Minh Quang, đã thẳng thắn nhìn nhận những bất cập của ngành mình bằng những lời chua xót như vậy tại hội thảo “Vai trò của nhà thuốc GPP (*) trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” do Sở Y tế TP.HCM và báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức ngày 4-3.
Nhà thuốc: Thuê bằng trở thành "lệ"
Thứ trưởng Cao Minh Quang cho biết, tình trạng dược sĩ cho thuê bằng rất phổ biến ở các nhà thuốc tư nhân. Thực trạng này đã trở thành "lệ", bình thường đến nỗi mặc nhiên được xã hội chấp nhận. Chính vì dược sĩ vắng mặt ở nhà thuốc, nên việc tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho người dân hiện nay rất yếu, việc sử dụng thuốc của bệnh nhân không theo dõi được và giá thuốc cũng không quản lý được. Các nhà thuốc đều bán thuốc rất tự do, không cần có đơn của bác sĩ.
Theo qui định của Bộ Y tế, đến hết tháng 12-2010 các nhà thuốc trên toàn quốc phải đạt chuẩn GPP (đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sĩ và nhân sự dược, dựa trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu). Nhà thuốc GPP hướng đến mục đích đảm bảo sử dụng thuốc an tòan, hợp lý, hiệu quả cho người dân.
Kể từ ngày 1-7-2007, tất cả các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh doanh thuốc và thành lập mới tại các quận, phường nội thành của các thành phố trên phải đạt chuẩn GPP. Riêng TP.HCM, theo kế hoạch, đến hết tháng 6-2009, tất cả các nhà thuốc bệnh viện phải hoàn tất lộ trình GPP.
Ông Quang đưa ra hàng lọat hình ảnh về các nhà thuốc không đạt tiêu chuẩn, với mô tả: “chật chội, ẩm thấp, tăm tối, nhếch nhác, bẩn thỉu, lộn xộn” - phổ biến tại các huyện ngoại thành của TP.HCM và Hà Nội… nhưng vẫn được cấp giấy phép hành nghề. Từ đó dẫn đến hệ quả: nguồn thuốc cung ứng không kiểm soát; chất lượng, giá cả thả nổi; nhân sự quản lý không đủ kỹ năng; không triển khai tư vấn sử dụng thuốc; công nghệ bảo quản thuốc manh mún, lạc hậu; chăm sóc dược không có, dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, chỉ định dùng thuốc không phù hợp...
Phòng mạch: Đố ai biết thuốc gì?
Nói về việc khám chữa bệnh ở các phòng mạch, ông Quang minh họa bằng một toa kê năm loại thuốc cho bệnh nhân của một bác sĩ chuyện “trị bệnh nội khoa - nhi khoa - bệnh truyền nhiễm”. Ông kết luận: toa thuốc này thì ngay cả người trong nghề đọc cũng không ra và đặt hàng loạt câu hỏi: Nhìn vào toa thuốc trên, đố ai biết bệnh nhân bị bệnh gì? Nếu là nhà chuyên môn thì bạn có thể đọc được thuốc gì? Nếu là bệnh nhân thì bạn uống thuốc ra sao, như thế nào?
Ông Quang nhìn nhận hiện tượng phổ biến trong khám chữa bệnh hiện nay ở các phòng mạch tư là: bác sĩ vừa kê đơn, vừa bán thuốc; bán thuốc không có nhãn mác, bao bì gốc, giá bất hợp lý; kê đơn không hợp lý về số lượng và có sự tương tác thuốc giữa các loại; đơn thuốc thiếu thông tin; kê đơn thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được phép lưu hành…
Ông Quang dẫn chứng một câu chuyện đau lòng: có loại thuốc đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới vì tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Thế nhưng bác sĩ vì đã trót mua số lượng lớn nên đã bóc hết nhãn mác, tiếp tục bán cho bệnh nhân dưới một cái tên khác. Ông dùng từ “Đó là tội ác. Đó là sự thật đang tồn tại” để mô tả.
Theo ông Quang, Bộ Y tế đang kiên quyết từng bước lập lại trật tự trong khám chữa bệnh và cung ứng thuốc. Để đảm bảo tính đồng bộ và khả thi, thực hiện nhà thuốc GPP chỉ mới là một chân. Chân còn lại là phải thực hành tốt kê đơn thuốc.
Cơ quan quản lý phải có những chính sách đủ mạnh, đủ lực… để thay đổi các thói quen mua, bán thuốc không cần toa; bán thuốc ở phòng mạch. Sắp tới trong lĩnh vực điều trị sẽ sửa đổi, bổ sung qui chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn cho phù hợp; xây dựng danh mục thuốc kê đơn; ban hành, thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt kê đơn thuốc”, rồi tiến tới cấp chứng chỉ hành nghề. Ở lĩnh vực dược, cũng sẽ xây dựng, ban hành hàng loạt các qui định, qui chế về lộ trình thực hiện nhà thuốc GPP.
* GPP là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sĩ và nhân sự dược.
(VNDOC 's Blog - Theo TT)
MẸO VẶT CHỮA BỆNH. Mẹo hay bảo vệ sức khỏe. Mẹo chữa bệnh đơn giản từ tự nhiên. Meo vat chua benh hay.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
* Mục tiêu chính của điều trị nội khoa : - Giảm đau nhanh chóng - Liền sẹo ổ loét - Phòng ngừa biến chứng - Chống tái loé...
-
Chào mừng các bạn đến thăm Vndoc.com , một website c huyên cung cấp cho các bạn đọc việt nam trong nước cũng như ngoài nước những bài viết...
-
Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, sau 3 ngày tổ chức tiêm miễn phí vaccine phòng viêm não Nhật Bản đợt 1 cho trẻ em trên địa bàn Hà Nội,...
-
Ngày 22-4, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an tòan thực phẩm Trung ương do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An tòan vệ sinh thực phẩm...
-
Một điều chắc chắn rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đồng thời, những nghiên cứu mới đây cho biết những virus thông thường ...
-
Tiêu chảy cấp nặng do rotavirus là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ (6 tháng đến 5 tuổi), chỉ đứng hàng thứ hai sau bệnh lý về hô hấp. Tháng c...
-
Cung cấp cho cơ thể đều đặn 2 hộp sữa chua mỗi ngày có thể giúp mang đến cho bạn một vóc dáng gọn gàng, khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật, tăng ...
-
Đến chiều 24-4 trên địa bàn huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Kỳ Anh, huyện miền núi Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn và TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã có 42...
-
Dâu tây, xuất xứ từ Nam Mỹ, hiện ở nước ta có trồng tại một số địa phương. Dâu tươi mới hái hàm lượng vitamin C và đường fructose đều rất ca...
-
Cách đây ba ngày, cụ Nguyễn Thị Dung, 72 tuổi, nhà ở đường Trần Phú, TP Huế, được người nhà đưa vào bệnh viện vì đau rát ở cổ mỗi khi nói và...
No comments:
Post a Comment