Wednesday, May 7, 2008

Phải giảm tác hại dịch tay chân miệng

TP.HCM: một bé gái tử vong vì bệnh tay chân miệng. Uống nước nhiễm enterovirus 71 cũng có thể bị tay chân miệng

Các địa phương theo dõi sát diễn biến của dịch, sớm phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh tay chân miệng, nhất là trẻ em, nhằm kịp thời điều trị, tổ chức và huy động các lực lượng tại chỗ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, giảm thấp nhất tác hại của dịch bệnh"- đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về phòng chống dịch tay chân miệng đang bùng phát tại nhiều nước châu Á, trong đó có VN.

Ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết qua giám sát bệnh bại liệt tại miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng phát hiện enterovirus 71 (tương tự virus đang gây dịch tay chân miệng ở Trung Quốc) ở một số bệnh nhân liệt mềm. Một số mẫu xét nghiệm trên rau, nước... cũng phát hiện virus này, theo ông Hiển, uống nước nhiễm khuẩn chưa sôi cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Về nguyên nhân khiến dịch tay chân miệng bùng phát tại nhiều nước châu Á, ông Hiển nói Tổ chức Y tế thế giới và các nước có dịch đang cùng tìm hiểu nguyên nhân, xem virus có thay đổi gì về độc lực và các đặc tính khác. Tuy nhiên, dịch có bùng phát lớn hơn nữa hay không (tại VN, bốn tháng đầu năm đã có gần 3.000 bệnh nhân, 10 bệnh nhân tử vong) còn tùy thuộc vào ý thức phát hiện sớm bệnh nhân. Cụ thể là bệnh nhân tay chân miệng có sốt, biếng ăn, rồi nổi ban và có nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, chân, niêm mạc miệng, khác với nốt phỏng bệnh thủy đậu nổi ở toàn thân.

* Ngày 7-5, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết bé Nguyễn Thị Minh Thư, 19 tháng tuổi, ở xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ (TP.HCM), đã tử vong vì bệnh tay chân miệng và biến chứng thần kinh. Trong ngày 6-5, bệnh viện tiếp nhận 10 trường hợp có hội chứng tay chân miệng, năm trường hợp ở tỉnh chuyển lên và năm trường hợp ở TP, chủ yếu ở vùng ven, ngoại thành (Thủ Đức, Cần Giờ, Q.9...). Hiện các bé đang được các bác sĩ theo dõi và điều trị tại phòng cấp cứu khoa truyền nhiễm.

* Chiều 7-5, bác sĩ Nguyễn Tam Lãm - trưởng khoa dịch tễ, Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng - cho biết đơn vị đang tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn để gửi đi xét nghiệm xác định nguyên nhân, đồng thời tăng cường công tác giám sát nhất là tại các trường mẫu giáo, mầm non.

Trung Quốc: bệnh tay chân miệng tiếp tục lan rộng

Tính đến sáng 7-5, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở Trung Quốc đã lên đến 15.799, tăng gần 4.000 trường hợp so với ngày 6-5, trong đó số tử vong đã tăng đến 28 ca.

Theo Tân Hoa xã, đã có thêm năm tỉnh thành là Vân Nam, Quảng Tây (giáp Việt Nam), Hải Nam, Cát Lâm (phía bắc Trung Quốc) và Thượng Hải báo cáo thêm gần 2.500 ca. Hai trường hợp mới tử vong là một trẻ 2 tuổi ở tỉnh Quảng Tây và một trẻ 3 tuổi ở Hồ Nam đều có kết quả dương tính với EV71. Trang web của Sở Y tế tỉnh Vân Nam xác nhận trong 113 trường hợp mắc bệnh của tỉnh này có chín trường hợp dương tính với EV71, số còn lại là do virus Coxsackie A16 và virus Echo gây ra.

* Theo Thời Báo Đài Bắc, sáng 7-5 chính quyền khu Đài Đông (Đài Loan) đã đóng cửa trường mẫu giáo trong vùng vì có bảy trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng. Trong vòng một tháng qua, Đài Loan cũng có hàng trăm trẻ mắc bệnh này. 

(Vndoc.com - Theo TT)


VNDOC.COM - BS MANH HA

VNDOC.COM - Có bài mới: 1. Hệ thống bôi trơn âm đạo bị trục trặc 2. Con đỉa 20cm sống trong mũi 15 ngày 3. Nghiện game, mất việc, ế bồ. Chú ý vào trang web bằng trình duyệt Opera nhanh hơn IE nhiều !!!


My World Visitor Profile Map

No comments:

Post a Comment

Popular Posts